Nhật Bản lại một lần nữa lại khiến cho cả thế giới tròn mắt ngạc nhiên vì sự sáng tạo tuyệt đỉnh của mình.
Với sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, Mainichi Shimbunsha, một trong những nhật báo hàng đầu xử sở mặt trời mọc, đã đi tiên phong cho nền "xuất bản xanh" khi cho ra mắt tờ nhật báo có thể… nở hoa sau khi tái chế.
Với phiên bản đặc biệt này, sau khi đọc xong, người đọc có thể gieo những mảnh báo vụn xuống đất rồi tưới nước lên, vài ngày sau nó sẽ nở hoa rực rỡ.
Dùng giấy tái chế để trồng cây thực ra không phải là điều quá mới mẻ bới cách đây vài năm, các nhà khoa học Nhật Bản đã từng công bố về phát minh này. Đó thực ra là sự kết hợp vô cùng đơn giản giữa giấy tái chế, nước và những hạt giống cây hoa hoặc thảo dược nhỏ li ti.
Nói thì dễ mà làm mới khó, việc đưa ý tưởng này vào cuộc sống hàng ngày không những khó khăn mà còn rất tốn kém. Tuy nhiên, Mainichi Shimbunsha đã mạnh dạn dám làm dám chịu khi đi tiên phong trong việc sử dụng loại giấy đặc biệt này để in báo.
Mainichi Shimbunsha, một trong những nhật báo hàng đầu xử sở mặt trời mọc, đã đi tiên phong cho nền "xuất bản xanh" khi cho ra mắt tờ nhật báo có thể… nở hoa sau khi tái chế.
Sau khi đọc xong, xé một mẩu báo nhỏ vùi vào đất và tưới nước, vài ngày sau hạt sẽ nảy mầm rồi phát triển thành những chậu hoa xinh đẹp.
Theo đó, sau khi đọc xong, thay vì bỏ báo vào sọt rác hay bán giấy vụn, bạn chỉ cần xé một mẩu giấy báo nhỏ, vùi vào trong đất hoặc một chậu cây cảnh nhỏ rồi tưới nước và chờ đợi sự kỳ diệu.
Vài ngày chăm chỉ tưới tắm là bạn đã có một hoặc nhiều chậu hoa nhỏ xinh để trang trí cho căn phòng nhỏ của mình rồi.
Sáng kiến cho trình làng tờ "báo xanh" do Mainichi hợp tác với Dentsu Inc tiến hành đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía công chúng và đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng.
Chính cam kết bảo vệ môi trường đã được thể hiện bằng hành động trong chiến dịch vận động về nước trước đây đã giúp cho Mainichi gặt hái được thành công này.
Giờ đây, mỗi ngày Mainichi Shimbunsha phát hành hơn 4 triệu bản "nhật báo xanh" trên khắp cả nước, thu về hơn 80 triệu yên (tương đương với 700 nghìn USD).
Giờ đây, mỗi ngày Mainichi Shimbunsha phát hành hơn 4 triệu bản "nhật báo xanh" trên khắp cả nước, thu về hơn 80 triệu yên (tương đương với 700 nghìn USD).
Sáng kiến này cũng được Nhật Bản đưa vào các trường học với mong muốn nâng cao nhận thức của trẻ em về các vấn đề môi trường và dạy cho các em tầm quan trọng của việc tái chế.
Tái chế các nguyên liệu đã qua sử dụng, trong đó giấy chiếm tỷ lệ lớn được coi là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu phát thải khí CO2 từ các hệ thống xả thải truyền thống.
Lấy gỗ để sản xuất giấy rồi lấy giấy để trồng cây, đây cũng là một bài học về sự tuần hoàn của tự nhiên rất ý nghĩa không chỉ đối với trẻ em mà đối với toàn bộ người dân Nhật Bản.
Thuận với tự nhiên thì mới có thể phát triển bền vững, bài học đó không phải quốc gia nào cũng ý thức được và thực hiện đến cùng như ở Nhật Bản. Đó là lý do, đất nước hoa anh đào luôn đi tiên phong trong các sáng chế giúp cho môi trường sống xanh và sạch hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét